Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2016

CÂU 1: VAI TRÒ CỦA LÃNH TỤ NGUYỄN ÁI QUỐC TRONG VIỆC CHUẨN BỊ THÀNH LẬP ĐẢNG

Về tư tưởng chính trị:
  - Tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.

ÞNguyễn Ái Quốc từ một người yêu nước đã chính thức trở thành một người cộng sản.
-Nguyễn Ái Quốc tích cực truyền bá chủ nghĩa Mac- Lenin thông qua các bài đăng trên báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống công nhân, xuất bản nhiều tác phẩm, đặc biệt nhất là Bản án chế độ thực dân Pháp năm 1925.
       Bản án đã vạch rõ âm mưu, thủ đoạn và tội ác của chủ nghĩa đế quốc; khơi dậy tinh thần yêu nước mạnh mẽ và thức tỉnh tinh thần dân tộc của quần chúng nhân dân
-Từ năm 1925-1928, Nguyễn Ái Quốc tổ chức ra các từ báo như Thanh niên, Công nông, Lính cách mệnh, Tiền phong nhằm truyền chủ nghĩa Mac- Lenin vào Việt Nam. 
-1927, tác phẩm Đường Cách mệnh (tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốccác lớp huấn luyện  chính trị của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên) được xuất bản.
=> Tác phẩn nêu ra những vấn đề cơ bản của một Cương lĩnh chính trị; tư tưởng chính trị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tác phẩm có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối với Cách mạng Việt Nam.
-Quan điểm cách mạng của Nguyễn Ái Quốc thể hiện qua các điểm sau:
  +Vạch rõ bản chất phản động của chủ nghĩa thực dân. Từ đó xác định,chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới, là kẻ thù trực tiếp của nhân dân các nước thuộc địa.
  +Cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng vô sản. Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng nhân dân lao động và giai cấp công nhân.
 +Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và cách mạng ở “chính quốc” có quan hệ khăng khít với nhau. Phải thực hiện liên minh chiến đấu giữa các lực lượng cách mạng ở thuộc địa và “chính quốc”. Cách mạng thuộc địa không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở “chính quốc”, mà có tính chủ động, độc lập và nó có thể thành công trước cách mạng ở “chính quốc”
 +Cách mạng ở thuộc địa trước hết là giải phóng dân tộc, sau đó mở đường tiến lên giải phóng hoàn toàn nhân dân  lao động, giải phóng con người, tức làm cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên cách mạng XHCN.
 +Về lực lượng cách mạng: “công nông là người chủ cách mệnh”, “ gốc cách mệnh”; công nhân là giai cấp lãnh đạo, tiểu tư sản trí thức là bạn đồng minh của cách mạng.
 +Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Quần chúng cần được giác ngộ và tổ chức lại thành đội ngũ vững bền; hiểu biết tình thế cách mạng.
   +Phải thực hiện liên minh, đoàn kết với các lực lượng cách mạng quốc tế; phải nêu cao tính chủ động cách mạng, ý thức tự lực, tự cường. 
=>Quan điểm cách mạng của Nguyễn Ái Quốc đã làm thức tỉnh và giác ngộ quần chúng nhân dân, thúc đẩy phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân theo hướng cách mạng vô sản.
Về tổ chức:
  - Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.
  - Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
  - Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Quảng Châu, Trung Quốc.
Kết luận:
       Những hành động chính trị sâu sắc của Nguyễn Ái Quốc đã làm cho phong trào yêu nước ngã sang hướng mới là Cách mạng vô sản, là tiền đề cho sự ra đời của ba Đảng là Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. 
      ( 3 Đảng cùng ra đời năm 1929).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét