Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

K2 CÂU 3 SỰ HÌNH THÀNH TƯ DUY CỦA ĐẢNG VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THỜI KÌ ĐỔI MỚI


1.      Từ ĐH VI đến ĐH VIII
a.      Kinh tế thị trường không phải là cái riêng của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại.

- Lịch sử phát triển nền sản xuất xã hội cho thấy, sản xuất và trao đổi hàng hóa là tiền đề quan trọng cho sự ra đời và phát triển của kttt.
- Trong một nền kinh tế, khi các nguồn lực kinh tế được phân bổ bằng nguyên tắc thị trường thì người ta gọi đó là kttt.
- Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát triển cao, đạt đến trình độ thị trường trở thành yếu tố quyết định sự tồn tại hay không tồn tại của người sản xuất hàng hóa. Kttt lấy khoa học, công nghệ hiện đại làm cơ sở và nền sản xuất xã hội hóa cao.
- Kttt có lịch sử phát triển lâu dài, nhưng biểu hiện rõ rệt nhất trong chủ nghĩa tư bản. Nếu trước cntb, kttt còn ở trình độ thấp thì trong cntb nó đạt đến trình độ cao đến nức chi phối toàn bộ cuộc sống của con người trong xã hội đó. Điều đó khiến không ít người nghĩ rằng kttt là sản phẩm riêng của cntb.
=> Cntb không sản sinh ra kinh tế hàng hóa, do đó kttt với tư cách là kthh ở trình độ cao không phải là sản phẩm riêng của cntb mà là thành tựu chung của nhân loại. Chỉ có cơ chế kttt tbcn hay cách thức sử dụng kttt theo lợi nhuận tối đa của cntb mới là sản phẩm của cntb.
b.      KTTT còn tồn tại khách quan trong thời kì quá độ lên CNXH
-         Kttt chỉ đối lập với kt tự nhiên, tự cấp, tự túc chứ không đối lập với các chế độ XHCN.
-         Là thành tựu chung của nhân loại nên kttt tồn tại và phát triển với nhiều phương thức sản xuất khác nhau.
-         Kttt vừa liên hệ với chế độ tư hữu, vừa liên hệ chế độ công hữu và phục vụ chúng.
ð KTTT tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên cnxh.
c.      Có thể và cần thiết sử dụng KTTT để xây dựng xhcn ở nước ta
Những đặc điểm chủ yếu của KTTT:
-         Các chủ thể kt có tính độc lập, nghĩa là có quyền tự chủ trong sản xuất , kinh doanh, lỗ, lãi tự chịu
-         Giá cả cơ bản do cung cầu điều tiết, hệ thống thị trường phát triển đồng bộ và hoàn hảo
-         Nền kt có tính mở cao và vận hành theo quy luật vốn có của kttt như quy luật giá trị , quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh
-         hệ thống pháp quy kiện toàn và sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.
ð Trước đổi mới, do chưa thừa nhận trong thời kì quá độ lên cnxh còn tồn tại sx hàng hóa và cơ chế trị trường nên chúng ta đã xem kế hoạch là đặc trưng quan trọng nhất của kt xhcn, đã thực hiện phân bổ mọi nguồn lực theo kế hoạch là chủ yếu, còn thị trường chỉ là một công cụ thứ yếu bổ sung.
ð Vào tk đổ mới, cơ chế thị trường làm cơ sở phân bổ các nguồn lực kt, dung tín hiệu giá cả để điều tiết chủng loại và số lượng hàng hóa, điều hòa quan hệ cung cầu, điều tiết tỷ lệ sản xuất thông qua cơ chế cạnh tranh, thúc đẩy cái tiến bộ, đào thải cái lạc hậu yếu kém.
2.      ĐH IX đến ĐH XI
Đh IX của Đảng (4/2001) xác định : nền KTTT định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH.
a.      Mục đích phát triển:
-         Nhằm thực hiện “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
-         Giải phóng lực lượng sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân
-         Xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn.
b.      Phương hướng phát triển:
-         Phát triển nền kt với nhiều hình thức sỡ hữu, nhiều thành phần kt nhằm giải phóng mọi tiềm năng trong mọi thành phần kt, trong mỗi cá nhân, mọi vùng miền
-         Phát huy tối đa nội lực để phát triển nhanh nền kinh tế
-         Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là công cụ chủ yếu để Nhà nước điều tiết nền kinh tế, định hướng cho sự phát triển vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
c.      Định hướng xã hội và phân phối
-         Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển
-         Tăng trưởng kinh tế gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với phát triển xã hội, văn hóa, giáo dục và đào tạo, giải quyết các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người.
-         Hạn chế sự tác động tiêu cực của kttt.
d.      Quản lý:
-         Phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân

-         Đảm bảo vai trò quản lý, điều tiết nên kt của Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét