Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

K2 CÂU 6 QUAN ĐIỂM CỦA ĐCSVN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TRONG THỜI KÌ ĐỎI MỚI


5 QUAN ĐIỂM
1.      Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội và hội nhập quốc tế.
Quan điểm chỉ rõ chức năng, vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa với sự phát triển của xã hội (5 ý)
-         Văn hóa là nền tảng tinh thần của xh
Theo ý kiến của nguyên Tổng Giám đốc UNESCO,Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại; qua hàng thế kỉ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống và lối sống mà trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng.
Vì vậy, chúng ta chủ trương làm cho vh thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội để các giá trị văn hóa trở thành nền tảng tinh thần bền vững của xã hội, trở thành động lực phát triển kt-xh.
-         Văn hóa là động lực phát triển bền vững
Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, khi yếu tố quyết định cho sự tăng trưởng kt là trí tuệ, thông tin, ý tưởng sáng tạo và đổi mới không ngừng thì cần phải phát huy đến mức cao nhất tiềm năng sags tạo của nguồn lực con người. Tiềm năng sáng tạo này nằm trong các yếu tố cấu thành văn hóa, nghĩa là trong tri thức, khả năng sáng tạo, trong bản lĩnh tự đổi mới xủa mỗi cá nhân và cả cộng đồng
-         Văn hóa là một mục tiêu của phát triển
Mục tiêu xây dựng một xã hội Vn “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh” chính là mục tiêu văn hóa.
Chiến lược phát triển kinh tế -xh 2011-2020 xác định “phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”. Phát triển hướng tới mục tiêu văn hóa-xã hội mới bảo đảm sự bền vững và trường tồn.
-         Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội
Khi xác định mục tiêu, giải pháp phát triển văn hóa phải căn cứ và hướng tới mục tiêu, giải pháp phát triển kt-xh, làm cho phát triển vh trở thành động lực thúc đẩy phát triển kt-xh và hội nhập quốc tế.
-         Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người và xây dựng xh mới.
Quốc gia nào muốn đạt thành tựu giáo dục cao, tức là có vốn trí tuệ toàn dân nhiều hơn thì chứng tỏ xã hội đó phát triển hơn, có khả năng tăng trưởng dồi dào.

2.      Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc VN, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.
Giữ gìn bản sắc vhdt phải đi liền với loại bỏ những cái lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán và lề lói cũ.
Nét đặc trưng nổi bật của văn hóa VN là sự thống nhất mà đa dạng, là sự hòa quyện bình đẳng, và phát triển độc lập của văn hóa các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ VN.

3.      Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa.Muốn xd con người có những đặc tính trên cân:
-         Hướng tới các hđ văn hóa, gd, khoa học vào việc xd con người có thế giới quan khoa học, hướng tới chân thiện mỹ
-         Xd và phát huy lối sống “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”; hình thành lối sống có ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật
-         Tăng cường giáo dục nghệ thuật, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên.

4.      Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng.
Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế.
Mỗi địa phương, cộng đồng, cơ quan, đơn vị, tổ chức phải là một môi trường văn hóa lành mạnh.
Thực hiện chiến lược phát triển gia đình VN, xây dựng gia đình thực sự là nơi hình thành, nuôi dưỡng nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống cho con người

5.      Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp chung của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sắng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.
Mọi người dân VN phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đều tham gia vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa nước nhà.


 CHÚ Ý: Khi làm dạng câu hỏi này, trước hết nêu có bao nhiêu quan điểm, chủ trương; đó là những gì. Xong rồi mới phân tích cụ thể.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét