Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

K2 CÂU 4: CƠ SỞ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 1954-1975 VÀ CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN 1975-1985


1.      CƠ SỞ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN Ở NƯỚC TA (5)
a.      Lý luận Mac- Lenin  về thời kỳ quá độ chuyên chính vô sản
-         C.Mác đã chỉ ra rằng : giữa xh tư bản cn và x cộng sản cn là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ đến xã hội kia.Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị nhà nước của thời kỳ nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản.
-         Lenin nhấn mạnh: muốn chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội thì phải chịu đựng lâu dài nỗi đau đớn của thời kỳ sinh đẻ, phải có một thời kỳ chuyên chính vô sản lâu dài.
ð Bản chất của chuyên chính vô sản là sự tiếp tục đấu tranh giai cấp dưới hình thức mới
b.      Đường lối chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975

Trong báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) về đường lối chung của CMXHCN trong giai đoạn mới ở nước ta, có đoạn viết: “sau khi nhiệm vụ cmdtdcnd đã hoàn thành, thì miền Bắc nước ta cần phải tiến ngay vào cách mạng xã hội chủ nghĩa”
“Muốn đạt mục tiêu ấy phải sử dụng chính quyeenfdaan chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản để thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ và công thương nghiệp tbcn tư doanh; phát triển thành phần kinh tế quốc doanh, thực hiện công nghiệp hóa xhcn bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ; đẩy mạnh cm xhcn về tư tưởng, văn hóa và kỹ thuật; biến nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa có công nghieeph hiện đại, nông nghiệp hiện đại, văn hóa và khoa học tiên tiến”.
c.      Cơ sở chính trị của hệ thống chuyên chính vô sản được hình thành từ năm 1930 và bắt rễ vững chắc vững chắc trong xã hội.
Điểm cốt lõi của cơ sở chính trị đó là sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng.
d.      Cơ sở kinh tế của hệ thống chuyên chính vô sản là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan lieu bao cấp.
Đó là mô hình kinh tế hướng tới mục tiêu xóa bỏ nhanh chóng và hoàn toàn chế độ tư hữu đối với tư liệu sx,thiết lập chế độ công hữu xhcn về tư liệu sx dưới hai hình thức : sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể; loại bỏ triệt để cơ chế thị trường, thiết lập cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp.
e.      Cơ sở xã hội của hệ thống chuyên chính vô sản là liên mình giai cấp công nhân và giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.

2.      CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN (5)
a.      Xác định quyền làm chủ của nhân dân được thể chế hóa bằng pháp luật và tổ chức
b.      Xác định Nhà nước trong thời kỳ quá độ là “Nhà nước chuyên chính vô sản thực hiện chế độ dân chủ xhcn”, là một tổ chức thực hiện quyền làm chủ tập thể của gccn và ndlđ.
Đảng thực hiện lãnh đạo đối với tiến trình phát triển của xã hội.Muốn vậy, Nhà nước ta phải là một thiết chế của dân, do dân và vì dân, đủ năng lực tiến hành ba cuộc cm, xây dựng chế độ mới, nền kt mới, nền văn hóa mới và con người mới.
c.      Xác định Đảng là người lãnh đạo toàn bộ hoạt động xã hội trong điều kiện chuyên chính vô sản.
Sự lãnh đạo của Đảng là bảo đảm cao nhất cho chế độ làm chủ tập thể của ndlđ, cho sự tồn tại và hoạt động của nhà nước xhcn.
d.      Xác định nhiệm cụ chung của Mặt trân và các đoàn thể là bảo đảm cho quần chúng tham gia và kiểm tra công việc của Nhà nước, đồng thời là trường học vè chủ nghĩa xh.
Các đoàn thể có vai trò và sức mạnh to lớn trong việc tập hợp quần chúng, hiểu rõ tâm tư và nguyện cọng của của qc, nâng cao giác ngộ cm cho qc. Vì vậy, các đoàn thể phải đổi mới các hình thức tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động cho phù hợp với điều kiện mới, cần năng động, nhạy bén với những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, khác phục bệnh quan lieu, giản đơn và cứng trong tổ chức và sinh hoạt.
e.      Xác định mối quan hệ Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý là cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã hội
-         Hoạt động của hệ thống chuyên chính vô sản gđ 1975-1985 có điểm sáng tạo là đã coi làm chủ tạp thể xhcn là bản chất của hệ thống chuyên chính vô sản ở nước ta.
-         Tuy nhiên, việc sử dụng hệ thống ccvs để tiếp tục cuộc đấu tranh giai cấp dưới hình thức mới đã dẫn tới nhiều chủ trương tả khuynh, duy ý chí trong các lĩnh vực ct, kt, vh-xh
+ BMNN cồng kềnh và kém hiệu quả.Nguyên nhân là do cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp.
+sự lãnh đạo của Đảng chưa ngang tầm những nhiệm vụ của giai đoạn mới, chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết nhiều vấn đề kt-xh cơ bản và cấp bách.
+hệ thống ccvs có biểu hiện bảo thủ, trì trệ, chậm đổi mới so với những đột phá mới trong cơ chế kt đang diễn ra ở các địa phương, các cơ sở trong toàn quốc.
ð Trên thực tế, hệ thống chuyên chính vô sản đã cản trở quá trình đổi mới kt, phát triển vh-xh.
Những hạn chế, sai lầm trên cùng với những yêu cầu của công cuộc đổi mới, đã thúc đẩy chúng ta phải chấm dứt hệ thống ccvs để chuyển sang hệ thống chính trị trong thời kì mới.

CHÚ Ý: Khi làm dạng câu hỏi này, trước hết nêu có bao nhiêu quan điểm, chủ trương; đó là những gì. Xong rồi mới phân tích cụ thể.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét